-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vì sao phải chế biến hà thủ ô đỏ trước khi sử dụng
Hà thủ ô đỏ là vị thuốc thường được dùng trong y học cổ truyền với công dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, bổ tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm.
Hà thủ ô giúp tăng cường sức khoẻ và khả năng sinh con
Lý luận của của Y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con. Sự già yếu của con người cũng do qui trình suy giảm của thận tinh quyết định. Vì vậy việc sử dụng Hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh, bền tinh khí có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ.
Bổ tóc, giảm tóc bạc sớm nhờ hà thủ ô
Râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có tác dụng bồi bổ can thận, bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, sử dụng thường xuyên Hà thủ ô làm râu tóc dày khỏe và đen bóng.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh Hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Hà thủ ô chỉ dùng làm thuốc khi đã được chế biến
Trong Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau. Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại bớt phần tannin bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với đậu đen xanh lòng để tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh can thận. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân, và việc sử dụng hà thủ ô không đạt hiệu quả.
Thành phần hóa học của Hà thủ ô thay đổi trong quá trình chế biến. Hà thủ ô đỏ sống chứa nhiều Tanin, 0,259% dẫn chất Antraquinon tự do, 0,805% dẫn chất Antraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, lượng tanin trong dược liệu giảm từ 7,68% còn 3,82%, dẫn chất Antraquinon tự do giảm từ 0,259% còn 0,113%, dẫn chất Antraquinon toàn phần giảm từ 0,805% còn 0,25%.
Hà thủ ô đỏ có thể chế biến như sau: (theo Dược điển Việt Nam)
- Rễ củ được rửa sạch, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, rửa nước lại một lần nữa.
- Cho dược liệu vào nồi, cho nước đậu đen đến ngập với tỷ lệ 1 kg dược liệu và 100g đậu đen và 2 lít nước.
- Nấu đến khi gần cạn, đảo luôn cho thuốc chín đều.
- Khi rễ củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi.
- Nếu còn nước Đậu đen thì tẩm phơi cho hết. Đồ phơi như vậy được chín lần là tốt (cửu chưng, cửu sái).
- Thái mỏng, phơi khô. Khi dùng thái lát hoặc bào thành phiến mỏng.
Vì những lý do nêu trên, cần lưu ý chỉ sử dụng hà thủ ô đã chế để tránh gặp tác dụng không mong muốn.
Trà Hà thủ ô đỏ Hygie đã được chế biến theo phương pháp chuẩn, bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dung. Mỗi ngày dùng 4-5 lát hãm với nước nóng trong bình giữ nhiệt 30 phút.
Sản xuất tại Công ty TNHH MTV HYGIE & PANACEE - Ninh Kiều, Cần Thơ (Dược sĩ Đoàn Hồng Thắm)
Link sản phẩm: Trà Hà Thủ Ô đỏ Hygie